Kính xây dựng và những điều có thể bạn chưa biết!

Kính xây dựng và những điều có thể bạn chưa biết!

Kính xây dựng là một dòng sản phẩm kính được ứng dụng rộng rãi trong cuộc sống. Nó có thể dùng làm cửa chính, cửa sổ, vách ngăn… Trên thị trường, các sản phẩm kính cũng rất đa dạng và phong phú. Tuy nhiên bạn đã thực sự hiểu dòng vật liệu này chưa? Hãy cùng Phú Thái Windows tìm hiểu để lựa chọn dòng sản phẩm phù hợp nhất bạn nhé!

1. Lịch sử kính xây dựng

Sự ra đời của vật liệu kính được đánh giá là một sự kiện lớn trong ngành vật liệu nhân tạo. Tuy nhiên, để có được các sản phẩm như bây giờ, loại vật liệu này đã trải qua một giai đoạn phát triển lâu dài.

2. Sự Phát Triển Của Thủy Tinh

Thủy tinh là nguyên liệu chính để sản xuất các sản phẩm kính. Ở thời kỳ đầu, người ta thu thủy tinh từ các vụ nổ núi lửa. Giai đoạn này diễn ra cách đây khoảng tầm 1500 năm trước Công nguyên. Ban đầu, thủy tinh được sản xuất bằng phương pháp đúc thô sơ. Sau đó đã được cải tiến và hoàn thiện hơn. Thợ thủy tinh đã cho thêm vào các thành phần để tăng độ bền, độ trong và tạo màu đặc biệt.

-     Sau này khi đế chế La Mã sụp đổ, nhiều kỹ xảo của nghề sản xuất thủy tinh cũng mất đi

-     Đến khoảng thế kỷ 13, tại Venecia, nghề thủy tinh lại phát triển thịnh vượng

-     Khoảng thế kỷ 17, nghề thủy tinh cũng được hoàn thiện dần ở Đức, Anh…

-     Đến năm 1773, công ty kính tấm đã phát triển mạnh mẽ. Đây cũng chính là dấu mốc đánh dấu sự phát triển của ngành thủy tinh.

-     Sau đó kính tấm tiếp tục được hoàn thiện để tăng độ bền của kính

-     Mốc đánh dấu sự phát triển của ngành kính chính là khi Pilkington phát minh ra công nghiệp kính nổi vào năm 1960. Dấu mốc này đã tạo nên cuộc cách mạng kính trên toàn thế giới. Từ đó tạo ra các sản phẩm kính được sử dụng như hiện nay.

3. Các Bước Phát Triển Của Ngành Kính

    Vào những năm 60 của thế kỷ 20, các công ty có bản quyền kính nổi của Pilkington đã nâng cao chất lượng, năng suất và giảm giá kính. Tới năm 1975, số dây chuyền sản xuất kính nổi chiếm tới 97% dây chuyền kính trên thế giới. Qua đó chúng ta có thể khẳng định, công nghệ của Pilkington là một trong những phát minh vĩ đại nhất trong ngành công nghiệp kính.

-     Sau này, công nghiệp ngành kính đã ngày càng được cải thiện. Các sản phẩm đã ngày càng được cải tiến giúp tăng chất lượng sản phẩm. Có thể kể đến như kính phản quang, kính dán…

4. Phân loại kính xây dựng

Kính xây dựng được sản xuất theo nhiều công nghệ khác nhau. Và tùy vào các tiêu chí, kính sẽ được chia thành các nhóm khác nhau. Thông thường người ta phân loại kính dựa vào các tiêu chí: 

5. Công Nghệ Sản Xuất

     Công nghệ tạo thành sản phẩm kính:

  • Kính kéo: Đứng, ngang
  • Dòng kính nổi
  • Kính cán: cán hoa hoặc cốt lưới thép
  • Kính ép

     Công nghệ gia công:

  • Kính mờ
  • Loại kính phủ
  • Kính gương
  • Kính tôi nhiệt
  • Dòng kính dán
  • Kính cong

6. Tính Năng

   Theo tính năng quang học:

  • Kính trong có độ truyền sáng dao động ở khoảng 75% đến 88%
  • Dòng kính tán xạ ánh sáng có độ truyền sáng thường nhỏ hơn hoặc bằng 32% (Kính mờ, kính vân hoa, kính đục)
  • Kính phản xạ ánh sáng (kính phủ, kính gương)
  • Kính hấp thụ nhiệt (dòng kính có hệ số truyền năng lượng bức xạ nhỏ hơn 0.80)

- Dựa vào tính năng ăn toàn: Kính tôi nhiệt, kính dán an toàn, kính cốt lưới thép

- Theo tính năng chịu nhiệt

7. Loại Vật Liệu

- Dựa vào kết cấu vật liệu:

  • Dùng thủy tinh (các kính thông thường)
  • Dùng thủy tinh kết hợp với vật liệu hữu cơ (kính dán)
  • Kết hợp thủy tinh và vật liệu vô cơ (kính phủ)
  • Kính thủy tinh và vật liệu kim loại (kính cốt lưới thép)
  • Theo bản chất hóa học:Kính chịu nhiệt, màu hấp thụ nhiệt, kính đục

8. Một số ứng dụng của kính xây dựng

Được sản xuất với công nghệ hàng đầu, kính xây dựng đã và đang được ứng dụng phổ biến trong các công trình xây dựng. Một số ứng dụng của kính:

-     Kính làm cửa (cửa chính, cửa đi)

-     Vách ngăn trong các không gian lớn. Đây là giải pháp để lấy ánh sáng cho căn phòng. Đặc biệt, vách ngăn phòng tắm đang được ứng dụng phổ biến trong nhà vệ sinh. Bởi nó có khả năng chịu nước, trong suốt và gần như không tốn diện tích mặt bằng.

-     Kính mái. Mái kính được sử dụng trong các không gian lớn. Chẳng hạn như sân thượng, sân trong… hoặc khu vực diện tích nhỏ như mái tum, mái sảnh… giếng trời.

-     Kính sàn: Với kính sàn, bậc thang… dòng kính cường lực sẽ thường được ưu tiên sử dụng.

-     Sản phẩm kính trang trí trong nhà như kệ kính, bàn kính…

-     Kính gia dụng.

 

 

Viết bình luận