Lịch Sử Ngành Nhôm Thế Kỷ 20
14/08/2021 | Đăng bởi Quách Xuân Cường
I. Cơ Cấu Sản Xuất
1. Nhiều Nhà Máy Ra Đời
Thế kỷ 20 chứng kiến sự ra đời liên tiếp của các nhà máy nhôm, các khu luyện kim nhôm. Nhôm công nghiệp ở Nga ra đời lần đầu tại nhà máy Volkhov năm 1932. Sau đó, các nhà máy luyện nhôm lớn như Krasnoyarsk (1964); Bratsk (1966), Dubal (1979) cũng lần lượt ra đời.
2. Viện Nhôm Quốc Tế
Năm 1972 đánh dấu cột mốc quan trọng. Viện Nhôm Quốc Tế (International Aluminium Institute) ra đời. Thành viên chính là các nhà sản xuất boxit, nhôm; cũng như các công ty chế biến nhôm và sản xuất hàng hoá. IAI bắt đầu tham gia vào nghiên cứu và phát triển các ngành công nghiệp nhôm trên toàn cầu.
“20 Triệu Tấn”
Lần đầu tiên, năm 1996, sản lượng nhôm toàn cầu vượt hơn 20 triệu tấn. Các nhà cung cấp lớn là Bắc Mỹ, Châu Âu và Nga chiếm hơn 14% tổng thị trường.
3. Nguyên Liệu Thay Thế
Năm 1907, Robert Victor Neher đã phát minh phương pháp để tạo ra lá nhôm. Bằng cách sử dụng quy trình cán liên tục. Năm 1910, ông cùng với con trai và đối tác thành lập nhà máy cán lá đầu tiên ở Thụy Sĩ. Sau đó, lá nhôm thay thế hoàn toàn lá thiếc, được sử dụng trước đây.
Năm 1909, Alfred Wil, một nhà luyện kim người Đức, đã chiết xuất một hợp kim nhôm có mật độ tương tự như nhôm. Đó là “Duralumin”, chứa đồng, mangan và magie. Ngày nay, duralumin được dùng nhiều trong sản xuất các máy bay, xe hơi, vỏ laptop.
4. Giao Dịch Hàng Hoá
Năm 1978, nhôm lần đầu tiên được đưa ra giao dịch tại Sàn giao dịch kim loại LME. Đây là sàn giao dịch lớn nhất thế giới về buôn bán kim loại quý.
Nhôm là mặt hàng trao đổi lớn nhất thế giới kim loại về khối lượng giao dịch. Nó chiếm gần một phần ba tất cả các hợp đồng được thực hiện trên LME.
II. Ứng Dụng Phát Triển
1. Hàng Tiêu Dùng
Giấy gói Socola
Năm 1911, công ty cung cấp socola Tobler, Thuỵ Sĩ lần đầu tiên sử dụng giấy nhôm để gói socola. Thanh Toblerone hình tam giác được bọc trong giấy gói bằng nhôm nổi tiếng.
Đồ Uống Trong Lon Nhôm
Vỏ lon bằng nhôm được cho là phát minh vào năm 1958 ở Hoa Kỳ. Đến năm 1967, các công ty Coca-Cola và Pepsi bắt đầu sử dụng lon nhôm cho sản phẩm nước giải khát của mình.
Bài viết liên quan: Chiêm ngưỡng vẻ đẹp kiến trúc của top 10 nhà thờ tráng lệ nhất thế giới
2. Hàng Không – Vũ Trụ
2.1. Những Chiếc Máy Bay Đầu Tiên
Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, một chuyến bay được thực hiện trên một thiết bị bay có thể điều khiển được. Đó là chiếc Flyer Lith, vào ngày 17.12.1903. Để nâng nó lên không trung cần một động cơ 13 mã lực. Trong đó, có các bộ phận bao gồm cả khối xi lanh đều được làm bằng nhôm.
Đến năm 1917, một chiếc máy bay Junkers bằng kim loại đã hoàn toàn được nâng lên không trung. Nhà thiết kế Hugo Junkers của Đức đã ứng dụng hợp kim Duralumin vào thân máy bay.
2.2. Động Cơ Phản Lực Trong Thế Chiến
Ngày 27.08.1939, chiếc máy bay kết cấu từ nhôm và động cơ phản lực đã được ra đời. Đó là chiếc máy bay là Heinkel He 178 của Đức. Tốc độ tối đa đến 700km/h. Đây là bước khởi đầu cho sự phát triển của loại động cơ phổ biến nhất ngành hàng không dân dụng và quân sự.
2.3. Boeing 747
Ngày 22.01.1970, chiếc máy bay chở khách thân rộng đầu tiên Boeing 747 đã hoàn thành chuyến bay của mình. Sự xuất hiện của chiếc máy bay này đánh dấu một chương mới trong ngành hàng không. Chiếc Boeing 747 này duy nhất cần hơn 66 tấn nhôm.
2.4. Vệ Tinh Nhân Tạo Đầu Tiên
Ngày 04.10.1957, tại Liên Xô, vệ tinh nhân tạo đầu tiên của Trái đất đã được phóng lên. Đó là vệ tinh Sputnik. Khung của nó được làm hoàn toàn bằng hợp kim nhôm, và tổng khối lượng là 83,6 kh.
3. Phương Tiện Vận Tải
3.1. Giao Thông
Năm 1910, nhôm lần đầu tiên được sử dụng trong giao thông công cộng thành phố. Đó chính là nguyên liệu góp phần trong việc sản xuất xe buýt tại Paris.
Vào những năm 1950, việc sản xuất hàng loạt xe tải thùng bắt đầu bằng việc sử dụng hợp kim nhôm. Những chiếc xe tải được thiết kế để chuyển các sản phẩm dầu, hàng hóa lỏng lẻo và khí hóa lỏng.
Chiếc ô tô Land Rover đầu tiên cũng ra đời vào năm 1948. Mẫu đầu tiên được gọi là Series I. Thân xe hoàn toàn làm bằng nhôm, giúp giảm trọng lượng xe và cung cấp khả năng chống ăn mòn.
3.2. Xe Lửa Chở Hàng Bằng Nhôm
Những chiếc xe lửa chở hàng hoàn toàn bằng nhôm lần đầu được sản xuất vào 1931, Hoa Kỳ. Đây là một toa tàu để vận chuyển hàng rời, với đầu tàu nhọn hình nón và hầm tàu để dỡ hàng.
3.3. Đường Sắt Cao Tốc Shinkansen
Ngày 01.10.1964, tuyến đường sắt cao tốc đầu tiên trên thế giới được ra mắt tại Nhật Bản. Nó chạy giữa Tokyo và Osaka với hơn 515 km. Nhôm là một trong những nguyên liệu chính để sản xuất tàu.
4. Kiến Trúc Xây Dựng
4.1. Empire State Building
Tháng 04.1931, tòa nhà chọc trời Empire State Building được xây dựng ở New York. Nó đã trở thành tòa nhà đầu tiên có sử dụng rộng rãi nhôm trong thiết kế. Một trong những đặc điểm kiến trúc nổi bật của tòa nhà là một bức tranh bích họa trên trần nhà và mái hiên của sảnh. Bức tranh này là tuyệt tác được thực hiện bằng nhôm và vàng 23 ca-ra.
4.2. Nhà Kính Bằng Nhôm Đầu Tiên
Năm 1952, nhà kính trong Vườn Bách Thảo Hoàng Gia ở Kew, London là món quà từ chính phủ Úc. Công trình được làm hoàn toàn bằng khung nhôm và hệ thống cửa kính. Trọng lượng công trình rất nhẹ với tính chống ăn mòn cao.
4.3. Mặt Dựng Nhôm Ra Đời
Một sự kiện rất quan trọng trong ngành kiến trúc. Năm 1952, mặt dựng bằng nhôm đã được sử dụng lần đầu tiên.
Cụ thể hơn, ngày 09.10.1952, một toà nhà 39 tầng được xây dựng. Đây chính là toà nhà từng là trụ sở của Liên Hợp Quốc tại New York. Đây là toà nhà đầu tiên trên thế giới được thiết kế với mặt dựng bao ngoài làm hoàn toàn từ nhôm và kính mờ.
4.4. Sân Vận Động Quốc Gia Yoyogi
Tháng 10.1964, trung tâm liên hợp thể dục thể thao quốc gia Yoyogi được thành lập. Mục đích sử dụng cho thế vận hội Olympic mùa hè ở Tokyo. Đây là công trình có mái nhà treo lớn nhất thế giới. Kết cấu mái nhà làm hoàn toàn bằng nhôm tấm.
Khu phức hợp có sức chứa hơn 13.000 người. Là nơi để tổ chức các cuộc thi bơi, lặn, bóng rổ, khúc côn cầu và bóng đá trong nhà. Đây cũng là nơi sẽ tổ chức cuộc thi bóng ném trong thế vận hội Olympic mùa hè 2020.
4.5. Nhà Kính Climatron
Climatron là một nhà kính được bao bọc trong một mái vòm bằng nhôm. Climatron được xây dựng trong Vườn bách thảo Missouri ở St. Louis, Hoa Kỳ. Khung nhà được hỗ trợ bởi các ống nhôm chịu nén và thanh nhôm chịu lực.
Các nhà thiết kế là kiến trúc sư St. Louis Murphy và Mackey. Năm 1976, nó được coi là một trong 100 thành tựu kiến trúc quan trọng nhất trong lịch sử Hoa Kỳ.
Viết bình luận